Vừa qua, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam lần lượt tạm dừng hoạt động để phòng chống nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trước đó ngày 06/4 Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 để kích cầu tiêu dùng.
Bạn quan tâm: Bảng giá các dòng xe Hyundai mới nhất
Về lâu dài, Bộ Công Thương kiến nghị sớm xem xét thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa đối với sản phẩm ô tô sản xuất trong nước nhằm duy trì và từng bước phát triển công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô tại Việt Nam, trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của hiệp hội.
Không chỉ lượng xe lắp ráp trong nước lao đao vì đại dịch. Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ đã giảm 43,8% về lượng và 46,6% về trị giá so với quý 1/2019.
Báo cáo sơ bộ của hải quan công bố cũng cho thấy, trong tháng 3, lượng xe nhập về Vệt Nam đạt hơn 8.000 chiếc, giảm hơn 2.000 chiếc so với tháng trước. Tổng lượng xe nhập về Việt Nam 3 tháng qua ước đạt hơn 23.000 chiếc, giảm hơn 17.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước (43%).
Tuy nhiên hôm 29/4 vừa qua Bộ Tài chính cũng không chấp thuận giảm 50% thuế Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, trừ giảm thuế cho nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hàng không là ngành duy nhất trong lĩnh vực vận tải được đồng ý miễn 50% thuế Bảo vệ môi trường Ảnh:VNA
Riêng các ngành khác, Bộ Tài chính cho rằng Luật Bảo vệ môi trường không quy định việc miễn, giảm thuế Bảo vệ môi trường. Do đó, đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết. Các ngành vận tải khác không được miễn giảm thuế do giá xăng dầu giảm mạnh.
Đối với việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước hết năm 2020 và áp dụng các chính sách ưu đãi khác cũng không được Bộ Tài chính thông qua vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, khá nhiều đề xuất về miễn giảm thuế phí của các bộ, ngành, doanh nghiệp đã dừng lại trước khi qua Bộ Tài chính để đưa vào Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian tới.
Bạn nên xem:
Trả lời